Phụ đề | : | Sách tham khảo |
---|---|---|
Tác giả | : | Tiêu Hồng Quân |
Nơi xuất bản | : | Hà Nội: Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, 2016 |
Thông tin trách nhiệm | : | Tiêu Hồng Quân, Nghê Diệc Trinh ; PDS. TS. Phùng Thị Huệ dịch |
Mô tả vật lý | : | 426tr Bìa cứng 16x24cm |
Tóm tắt/ chú giải | : | Triết học Nho giáo “Nhân – Lễ – Nghĩa” chính là tư tưởng cốt lõi trong học thuyết của Khổng Tử – người được coi là sáng lập triết học Nho giáo. Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành “Confucius”. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa. – “Nhân” là trung tâm của các đức tính: tình cảm, chân thật, nagy thẳng, hết lòng vì nghĩa, rộng lượng, khoan dung và siêng năng, cần mẫn; người có đức tính nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân hành động vì lợi. – “Lễ” được xem là quy phạm đạo đức và hành vi được chế định cho con người, từ đó để biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm. “Nhân” và “Lễ” gắn bó chặt chẽ với nhau, “Nhân” là nội dung của “Lễ”, “Lễ” là hình thức của “Nhân”. – “Nghĩa” là nguồn gốc của “Lễ”, là cách hành xử đúng đắn, “Nghĩa” cũng xuất phát từ “Nhân”. |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | Vie |
DDC | : | 181.112 / T564-Q14 |
SĐKCB | : |
|
Sách cùng khung phân loại
Tinh Hoa Ngũ Điển
Hà Nội: Hội Nhà Văn ; Công Ty TNHH MTV Sách Phương Nam, 2018