Tác giả | : | Nguyễn, Văn Minh |
---|---|---|
Nơi xuất bản | : | Hà Nội: Viện Dân tộc học, |
Thông tin trách nhiệm | : | Nguyễn, Văn Minh |
Mô tả vật lý | : | |
Tóm tắt/ chú giải | : | Vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Việt - Trung) là địa bàn sinh sống chủ yếu của nhiều tộc người thuộc các ngôn ngữ khác nhau, có quan hệ lâu dài về nguồn gốc lịch sử, trong đó nhiều dân tộc có đồng tộc và thân tộc cư trú ở dọc hai bên biên giới, dẫn đến việc hình thành và ngày càng gia tăng các mối quan hệ dân tộc xuyên biên giới. Trên cơ sở làm rõ thực trạng quan hệ dân tộc xuyên biên giới Việt - Trung của người dân các tộc người, bài viết cho thấy do mối quan hệ này ngày càng gia tăng nên người dân các tộc người hai bên biên giới có nhiều cơ hội hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, trao đổi thương mại, di cư lao động, hôn nhân, giao lưu văn hóa,... Song, phần lớn các trường hợp qua lại biên giới đều vi phạm các quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ biên giới của hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Do đó, vẫn còn không ít vấn đề đặt ra đối với quan hệ dân tộc xuyên biên giới phía Bắc hiện nay cần giải quyết, đồng thời cần thực hiện những chính sách phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay về đổi mới cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát huy các giá trị văn hóa tộc người, đồng thời tăng cường văn hóa quốc gia phục vụ phát triển, đảm bảo an ninh, chính trị và quốc phòng vùng biên giới. Trên cơ sở tổng hợp nguồn tư liệu điền dã tháng 10 - 11 năm 2022 và tháng 3 năm 2023 tại các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lào Cai và tham khảo các kết quả nghiên cứu khác đã công bố, bài viết trình bày một số khía cạnh về quan hệ tộc người xuyên biên giới Việt - Trung và văn để đặt ra hiện nay. |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | vie |
Tạp chí | : |
Tạp chí Dân tộc học
Số 4 (238), 2023 (tr. 70-84)
Viện Dân tộc học
|
Sách cùng tác giả
Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 giá trị lịch sử và hiện thực
Hà Nội: Quân đội Nhân Dân, 2016