Tác giả | : | Hồ Trung Tú |
---|---|---|
Nơi xuất bản | : | Đà Nẵng: Đà Nẵng, 2019 |
Thông tin trách nhiệm | : | Hồ Trung Tú |
Mô tả vật lý | : | 302tr. Bìa mềm hình minh họa 16x24cm |
Tóm tắt/ chú giải | : | Đây là sách mới bàn về chủ đề quan hệ Việt - Chăm. Có thể đầu tiên, người Việt từ phía Bắc nhân danh tiến đến trừng phạt người Chăm nhưng cuối cùng định cư luôn ở vùng Chăm. Người Chăm một số nhiều bỏ đi, số ít còn lại, người Việt di dân vào sống xen kẽ với làng Chăm kiểu hình thể da beo. Từ đó xảy ra sự giao lưu, tiếp biến, ảnh hưởng qua lại giữa hai nền văn hóa Việt - Chăm về ngôn ngữ, hôn nhân, trang phục và lối sống. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu công phu về bản sắc văn hóa Quảng Nam trong sự gắn bó chặt chẽ với văn hóa Chăm. Nội dung sách bàn về những nội dung chính: sự thật về hai chữ `Nam tiến`, văn hóa Quảng Nam biến đổi theo tiến trình lịch sử, ngôn ngữ Quảng Nam như là ngôn ngữ của người Chăm nói tiếng Việt. Toàn bộ nội dung cuốn sách là nỗ lực khai phá những tri thức mà theo tác giả, đã bị chìm khuất, hay lãng quên trong lịch sử, mà nay cần tạo dựng để giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về văn hóa – vốn là một vấn đề không bao giờ giản đơn. Qua 260 trang viết cho thấy tác giả Hồ Trung Tú có nhiều suy tư trăn trở để hướng tìm về cuội nguồn, bản sắc của mình cũng như cư dân ở vùng đất Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên. |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | Vie |
DDC | : | 959.752 / H678-T88 |
SĐKCB | : |
|