Tác giả | : | Đào Trinh Nhất |
---|---|---|
Nơi xuất bản | : | Hà Nội: Hội Nhà văn ; Công ty Sách Tao Đàn, 2019 |
Thông tin trách nhiệm | : | Đào Trinh Nhất |
Mô tả vật lý | : | 237tr.; 21cm |
Tóm tắt/ chú giải | : | Lịch sử sự đọc vẫn chưa quên, ở vào thời điểm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ xuất hiện, đã từng gây nên một `best-seller lộn kèo`, sách vừa ra đến tiệm thì các nhóm Khách trú đã thuê sẵn người, mua vét cho kỳ hết mà đem đốt. Một phản ứng dội ngược, quyết liệt mang tính tự vệ tiêu cực của kẻ bị đánh trúng điểm yếu huyệt, thay vì phản biện lại bằng một công trình khoa học mang tính đối thoại, thì những người Hoa, một cách quen thuộc, lại sử dụng `chiêu trò` sức mạnh đồng tiền và khủng bố để bôi xóa sự thật. `Dân Tầu ở châu Á không khác gì dân Do Thái ở châu Âu, hễ gầm giời này, chỗ nào có thể kiếm ăn được, là thấy có gót chân họ, một người Hoa kiều ở Nam Dương quần đảo nói rằng: `Người đời chỉ nói phàm chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu đến, không chỗ nào không có ngọn cờ nước Anh, ta cho rằng phàm chỗ có nước bể chảy đến, không chỗ nào không có người Hoa kiều`. Thật ra thì cái gót chân người Tầu, chẳng những thấy những chỗ có nước bể chảy đến mà thôi, tức chí hoang cắc như Tây Bá Lợi Á, xa xôi như mấy nước Nga, nước Áo ở giữa châu Âu cũng tìm thầy họ, có người nói: Hoa kiều rải rác ra các địa vực, rộng bằng người Anh, sức giàu có bằng người Do Thái, chịu khó như người Ấn Độ, nhanh nhẹn như người Nhật Bản, đến như cái số kiều dân của họ ở đâu cũng đông, thì không kiều dân nước nào bì kịp được.` `Người Tầu được có một cái tài, tội ác gì làm cũng nổi, mà hay lập hội bí mật thứ nhất, đã gọi là hội bí mật, thì chỉ có một mục đích, là làm cho thỏa lòng tư dục của một số ít người, mà hại đến công lý của cả xã hội.` |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | Vie |
DDC | : | 305.8951 / D211-N58 |
SĐKCB | : |
|
Sách cùng tác giả
Phan Đình Phùng - Một vị anh hùng có quan hệ đến lịch sử hiện thời
Tp. Hồ Chí Minh: Văn hoá Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2017
Sách cùng khung phân loại
Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay
Hà Nội: Khoa Học Xã Hội, 2007