Tác giả | : | Mai Văn Kính |
---|---|---|
Nơi xuất bản | : | Thành phố Biên Hòa: Đồng Nai, 2018 |
Thông tin trách nhiệm | : | Lm. Vinh Sơn Mai Văn Kính |
Mô tả vật lý | : | 137tr. Bìa mềm hình minh họa 14,5x20,5cm |
Tóm tắt/ chú giải | : | Truyền thống “giải thích học” có lịch sử bắt nguồn từ triết học Hy Lạp cổ đại. Ở thời Trung Cổ và Phục Hưng, “giải thích học” trở thành bộ môn chú giải Kinh Thánh, nhưng sau đó bao gồm cả việc chú giải các văn bản và các nền văn hóa cổ xưa. Là một học thuyết về sự thông diễn, “Hermeneutics” không chỉ bao hàm phạm vi nghệ thuật và các lý thuyết về phương pháp bình phẩm văn học mà còn cả về cách thẩm định mọi hình thức thông diễn. Với ảnh hưởng của trào lưu lãng mạn và triết học duy tâm ở Đức quốc, vai trò của “giải thích học” một lần nữa đã biến dạng và trở thành một học thuyết triết học. Từ đó, “giải thích học” không còn là một công cụ hay phương pháp khai triển các ngành khoa học khác, nhưng trở thành điều kiện căn bản cho mọi khả năng thông diễn liên quan đến việc dùng biểu tượng. Câu hỏi trước đây: “Phải chú giải bản văn như thể nào?” thì nay được thay thế bằng: “Đâu là những điều kiện của sự hiểu?”. Sự chuyển hướng do Friedrich Schleiermacher, Wilhelm Dilthey,.v.v… khởi sự ở thế kỷ XVIII đã mở đường cho thay đổi ở đầu thế kỷ XX với Martin Heidegger và người học trò Hans-Georg Gadamer. Như thế, môn “Giải Thích Học” ngày nay không chỉ chú tâm đến thông tin mang tính biểu tượng, nhưng còn căn bản hơn nữa, về cuộc sống và sự tồn tại của con người. Qua hình thức mới này, “giải thích học” - sự truy vấn về điều kiện căn bản nhất của mọi thông diễn mang tính biểu tượng, đã mở ra một chân trời phê phán cho những cuộc tranh luận sôi nổi trong nền triết học hiện đại, cả ở Âu Châu (với khuôn mặt đại diện như: Habermas, Apel, Ricoeur, and Derrida) và Mỹ Châu (với khuôn mặt đại diện như: Rorty, McDowell, Davidson). |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | Vie |
DDC | : | 121.681 / M217-K55 |
SĐKCB | : |
|
Từ khóa | : |