Phụ đề | : | Kinh tế, văn hoá, xã hội |
---|---|---|
Tác giả | : | Đỗ Bang |
Nơi xuất bản | : | Hà Nội: Tri thức, 2020 |
Thông tin trách nhiệm | : | Đỗ Bang |
Mô tả vật lý | : | 382tr. Bìa mềm 16x24cm |
Tóm tắt/ chú giải | : | Bức tranh kinh tế Đàng Trong được 15 tác giả quan tâm tìm hiểu và công bố. Đó là những thành tựu nghiên cứu mới về khẩn hoang miền Đông và miền Tây Nam Bộ trước và sau năm 1698; tình hình ruộng công bao gồm ruộng đất công làng xã và ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý cũng có những kết quả mới qua việc nghiên cứu tại vùng đất Thuận Quảng, nơi có lịch sử khai phá lâu đời từ thời Lý - Trần và cũng là đất căn bản của chúa Nguyễn. Tại đây, có nhiều quan đồn điền và quan điền trang, đặc biệt là xuất hiện loại ruộng nghênh hôn, như là một loại tài sản hồi môn dành cho các công nương của chúa. Cùng với khẩn hoang, hoạt động thủy lợi và sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong cũng được phát triển, đặc biệt là tại Nam Bộ, trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Đàng Trong. Thủ công nghiệp Đàng Trong cũng có bước phát triển mới, không những cung cấp hàng hóa xuất khẩu như đường, đồ gốm, tơ lụà còn tạo ra các sản phẩm mới như chế tạo đồng hồ, kính thiên lý. Đáng chú ý là nghề đúc đồng. Dưới sự điều hành của kỹ thuật gia João da Cruz, gười Bồ Đào Nha, xưởng đúc đồng của chúa Nguyễn ở Huế đã chế tạo được nhiều đại bác hiện đại của Phương Tây, đã sử dụng trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn và nhiều chiếc vạc đồng được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, nay còn được trưng bày tại Đại Nội Huế. Dựa trên sự phát triển của hàng hóa và giao thông đường thủy đã tạo nên một thế mạnh về kinh tế thương nghiệp của Đàng Trong đã được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố. Các tác giả đã cung cấp bức tranh thương nghiệp của các vùng miền như Hội An, các thương cảng ở Nam Bộ, vùng thượng nguồn sông Bồ qua các thời chúa và nhấn mạnh về vai trò của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Các công trình công bố cũng chú trọng về các hoạt động ngoại thương của Đàng Trong với Nhật Bản, Phương Tây và Trung Quốc. Vấn đề xã hội và văn hóa có bảy tham luận trình bày về sự đa dạng của dân cư Đàng Trong có nguồn gốc là người bản địa tại chỗ như người Chăm, người Khmer, các dân tộc thiểu số và quá trình di dân, sinh tụ đã tạo thành một cộng đồng dân cư mang tính đa chủng tộc và văn hóa đã ảnh hưởng đến phân bố dân cư và tập quán sản xuất. |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | Vie |
DDC | : | 959.7029 / D631-B22 |
SĐKCB | : |
|
Sách cùng tác giả
Vua Duy Tân và cuộc vận động khởi nghĩa ở Trung Kỳ năm 1916
Hà Nội: Tri thức, 2017
Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767) - Quê hương, thời đại và sự nghiệp
Hà Nội: Tri thức, 2017
Sách cùng khung phân loại
Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam
Hà Nội: Tri thức ; Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, 2018
Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng (1820 - 1841)
Hà Nội: Hà Nội ; Công ty Sách Omega Việt Nam, 2019
Đàng Trong thời chúa Nguyễn: Xác lập chủ quyền và bộ máy nhà nước
Hà Nội: Tri thức, 2020