Namaskar! Xin chào Ấn Độ

Namaskar! Xin chào Ấn Độ
Phụ đề : phác họa một đất nước
Tác giả : Hồ Anh Thái
Nơi xuất bản : Tp. Hồ Chí Minh: Văn Nghệ, 2008
Thông tin trách nhiệm : Hồ Anh Thái
Mô tả vật lý : 339tr. bìa mềm, hình minh họa 13x21cm
Tóm tắt/ chú giải : Namaskar là lời chào hỏi phổ biến nhất ở Ấn Độ, chào cả khi gặp mặt lẫn khi chia tay. Câu chào Namaskar còn có ý nghĩa là “tôi xin cúi mình trước bạn”. Hai bàn tay chắp vào nhau, đưa lên chạm vào trán, ở nơi có “con mắt thứ ba” theo quan niệm của đạo Hindu, sau đó hạ xuống, chắp trước ngực. Thông thường chỉ cần chắp hai tay trước ngực là đủ. Hai tay chắp vào nhau mang ý nghĩa Một Tinh Thần, hay là cái tiểu ngã gặp được Đại Bản Ngã. Bàn tay phải tượng trưng cho bản thể thiêng liêng và cao quý hơn, bàn tay trái đại diện cho bản thể trần tục hơn. Thay cho câu Namaskar nhiều chất kính trọng, người ta còn chào câu Namaste thân mật hơn. Namaskar có thể bắt đầu xuất hiện từ cổ đại: người ta chắp tay trước ngực khi mới đến để cho thấy rằng mình đã có mặt với thiện chí và không mang theo vũ khí. Tự nguyện xâm nhập vào văn hoá Ấn Độ giống như tự nguyện nhảy xuống biển. Cả một đại dương văn hoá khiến cho ta càng bơi càng không thấy bờ. Trước Ấn Độ ta thấy mình thật nhỏ bé. Ở đó cái gì cũng to, người to tướng, da ngăm đen và da trắng bóc pha trộn, nhà to, đền đài cung điện thành quách… cho đến cây trái đều to. Hình như người Ấn tư duy cái gì cũng lớn, cũng mang tính toàn cảnh bao quát. Lúc không trầm tư mặc tưởng ù trì thì hành động cũng hoành tráng… Còn bí ẩn thì không cần phải nói nhiều, tư tưởng Ấn Độ, tâm trạng Ấn Độ là thứ mà càng tìm hiểu lại càng không hiểu nổi. Dường như vậy. Ấn Độ là một bảo tàng sống. Hầu như rất nhiều phong tục tập quán có từ mấy nghìn năm được lưu giữ trọn vẹn cho đến tận bây giờ. Chẳng hạn, hãy nhìn thiếu nữ đi trên đường kia. Tấm sari cô mang trên người cũng chính là tấm sari của mấy nghìn năm trước. Cái dáng đi khoan thai, có phần hơi chậm rãi, đi mà như ngày rất dài, đời rất dài, cũng chính là dáng đi mấy nghìn năm của Ấn Độ. Bao nhiêu ý kiến của cái tổ chức phụ nữ, các đoàn thể yêu cầu cải tiến trang phục cho hợp với đời sống lao động hiện đại, nhưng hầu như rất ít được hưởng ứng…Nhờ thế và nhờ nhiều điều như thế, Ấn Độ luôn luôn là một bảo tàng sống…
Đề mục :
Ngôn ngữ : Vie
DDC : 915.4 / H678-T36
SĐKCB :
  • TVCD.002647 (Kho TVCD)
Tổng cộng: 1 ấn phẩm
Từ khóa :

Sách cùng khung phân loại

ĐỒNG HÀNH CÙNG THƯ VIỆN

Ủng hộ Thư viện Cơ đốc phát triển với mục đích cổ động việc đọc, học hỏi và nghiên cứu sách Cơ Đốc trong cộng đồng.

DONATE NOW

THƯ VIỆN CƠ ĐỐC

R3-84 Hưng Gia 1, Phường Tân Phong,
Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh (Google Map)
(+84-28) 5410.9708
lienhe@thuviencodoc.org
© 2024 Bản quyền nội dung thuộc về
Thư viện Cơ Đốc
Lượt truy cập: 338,106 | Online: 4