Qúa trình xác lập đường biên giới Việt Nam - Campuchia ở Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến năm 1954./

Qúa trình xác lập đường biên giới Việt Nam - Campuchia ở Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến năm 1954./
Tác giả : Nguyễn, Đình Cơ
Nơi xuất bản : Hà Nội: , 2022
Thông tin trách nhiệm : Nguyễn, Đình Cơ
Mô tả vật lý :
Tóm tắt/ chú giải : Bài viết phân tích quá trình hình thành và xác lập đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia ở Nam Kỳ từ khi người Việt đặt chân đến vùng Mô Xoài, Đồng Nai khai khẩn đất đai, lập làng (thế kỷ XVII) cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi (tháng 7| 1954). Ở thế kỷ XVII - XVIII, cùng với bước chân “Nam tiến”, người Việt đã từng bước khai phá, thiết lập làng xóm ở khu vực sông Đồng Nai, rồi tiến xuống vùng hạ lưu sông Mekong rộng lớn, tạo tiền đề để chính quyền chúa Nguyễn từng bước sáp nhập các vùng đất mới được khai khẩn vào lãnh thổ Đàng Trong. Đường biên giới giữa Đàng Trong - Chân Lạp ở Nam Kỳ thời kỳ này bước đầu được xác lập, tuy nhiên còn chưa rõ ràng, thường xuyên biến động. Đầu thế kỷ XIX, các vị vua đầu của nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) đã có sự quan tâm lớn với khu vực biên giới phía Tây của Nam Kỳ. Đường biên giới Nam Kỳ - Campuchia cơ bản được xác lập trên cơ sở sự đồng thuận giữa triều đình Đại Nam và triều đình Campuchia. Sang thời thuộc Pháp, chính quyền Pháp đã quan tâm đặc biệt đến việc hoạch định biên giới giữa vùng Nam Kỳ thuộc địa (Cochinchine Française) với Campuchia, bằng những hiệp ước giữa 2 chính quyền, vẽ bản đồ xác thực và cắm mốc trên thực địa.
Đề mục :
Ngôn ngữ : vie
Tạp chí :
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á
Số 4 (265), 2022 (tr. 32 - 41)
Viện nghiên cứu Đông Nam Á
ĐỒNG HÀNH CÙNG THƯ VIỆN

Ủng hộ Thư viện Cơ đốc phát triển với mục đích cổ động việc đọc, học hỏi và nghiên cứu sách Cơ Đốc trong cộng đồng.

DONATE NOW

THƯ VIỆN CƠ ĐỐC

R3-84 Hưng Gia 1, Phường Tân Phong,
Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh (Google Map)
(+84-28) 5410.9708
lienhe@thuviencodoc.org
© 2025 Bản quyền nội dung thuộc về
Thư viện Cơ Đốc
Lượt truy cập: 480,343 | Online: 1