Tác giả | : | Lê, Thị Lan |
---|---|---|
Nơi xuất bản | : | Hà Nội: , 2022 |
Thông tin trách nhiệm | : | Lê, Thị Lan |
Mô tả vật lý | : | |
Tóm tắt/ chú giải | : | Bài viết nghiên cứu về những tư tưởng cải cách chính trị lớn trong lịch sử Việt Nam. Với sự tồn tại và ảnh hưởng kéo dài hằng nghìn năm của Nho giáo trong đời sống xã hội, Việt Nam thiếu vắng tinh thần cải cách, đặc biệt là cải cách chính trị. Hiện thực lịch sử này được hậu thuẫn bởi sự tồn tại từ rất sớm và lâu dài của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền và chế độ giáo dục khoa cử theo Nho giáo cũng như những nền tảng xã hội theo cấu trúc làng xã bền vững. Nghiên cứu cho thấy, cải cách chính trị là một xu hướng luôn tồn tại trong đời sống tư tưởng dân tộc, thường nổi lên vào những thời điểm lịch sử quan trọng, xuất phát từ tầng lớp thống trị hay trí thức lớn, có tính chất như những tham mưu cho nhà cầm quyền ra những chính sách mang tính quyết định về trị nước và đều có ảnh hưởng ít nhiều quan trọng tới xã hội trong thời điểm nó xuất hiện. Những đề xuất cải cách chính trị trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã đê lại nhiều bài học quan trọng, trong đó đáng kể nhất chính là bài học về cải cách muốn thành công phải hợp lòng dân. Nhận thức về thực tế này sẽ đem lại một số gợi ý hữu ích cho quá trình đổi mới hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hiện nay. |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | vie |
Tạp chí | : |
Tạp chí Triết học
Số 4 (371), 2022 (tr. 30 - 39)
Tạp chí Triết học
|
Sách cùng tác giả
Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình phát triển xã hội ở Việt Nam
Hà Nội: Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016