Tác giả | : | Nguyễn, Thị Hồng Hạnh |
---|---|---|
Nơi xuất bản | : | Hà Nội: , 2020 |
Thông tin trách nhiệm | : | Nguyễn, Thị Hồng Hạnh |
Mô tả vật lý | : | |
Tóm tắt/ chú giải | : | Tư tưởng về quyền con người đã có từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, dưới các hình thức khác nhau và trong tất cả các nền văn hóa. Quyền con người là sản phẩm của các điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phản ánh trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của xã hội. Đồng thời, quyền con người cũng phản ánh quá trình đấu tranh của con người chống lại áp bức, bóc lột, bất công, giành lại quyền và lợi ích chính đáng cho con người. Tư tưởng về quyền con người đã có từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, dưới các hình thức khác nhau và trong tất cả các nền văn hóa. Mặc dù không có tác phẩm chuyên biệt bàn về quyền con người, nhưng có thể nói, trong di sản lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, ở đâu, chúng ta cũng thấy “bóng dáng” của quyền con người; bởi lẽ, mục đích của các ông là giải phóng con người khỏi những áp bức, bất công của xã hội đương thời, để con người giành lấy những quyền cơ bản của mình. Chính vì vậy, quan niệm của các ông về quyền con người, về giải phóng con người vẫn có ý nghĩa và giá trị trong thời đại ngày nay, là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước ta kế thừa, phát triển trong việc xây dựng chính sách và đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay. |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | vie |
Tạp chí | : |
Tạp chí Triết học
Số 6 (349), 2020 (tr. 72 - 81)
Tạp chí Triết học
|