Tác giả | : | Nguyễn, Tấn Khang |
---|---|---|
Nơi xuất bản | : | Hà Nội: , 2022 |
Thông tin trách nhiệm | : | Nguyễn, Tấn Khang |
Mô tả vật lý | : | |
Tóm tắt/ chú giải | : | Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chỉnh là điều tra bằng bảng hỏi và xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0 để hồi cứu ảnh hưởng của việc tiếp cận thông tin liên quan đến đại dịch COVID-19 trên mạng xã hội Facebook đến mức độ stress của sinh viên trong giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021). Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, sinh viên tự đánh giá về thực trạng mức độ stress của bản thân trong giai đoạn giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19 phần lớn là ở mức không stress chiếm 73,3%; mức độ nặng và rất nặng là 4,8%. Mức độ tiếp cận thông tin liên quan đến đại dịch COVID-19 trên mạng xã hội Facebook là ở mức ở “thường xuyên”. Kết quả cũng cho thấy cả 2 nhóm thông tin: thời sự xã hội mở và hỗ trợ quản lý của Nhà nước đều có tương quan thuận chiều với mức độ stress của sinh viên với hệ số tương quan r tương đối chặt chẽ (lần lượt là 0,542** và 0,388**) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các đối tượng liên quan đến COVID-19 (F0; F1; Khác) ở mức độ stress nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm sinh viên có giới tính và thời gian sử dụng Facebook trong một ngày khác nhau. |
Đề mục | : | |
Ngôn ngữ | : | vie |
Tạp chí | : |
Tạp chí Tâm lý học
Số 9 (282), 2022 (tr. 72 - 84)
Tạp chí Tâm lý học
|