ĐÚC KẾT “THẦN HỌC THỊNH VƯỢNG”
(Mục sư Lê Thiện Dũng)
I. TÓM TẮT VỀ THẦN HỌC THỊNH VƯỢNG
1) Quan điểm của Thần Học Thịnh Vượng
Thần Học Thịnh Vượng (Prosperity Theology), còn được gọi là Phúc Âm Thịnh Vượng (Prosperity Gospel), là quan điểm cho rằng đức tin sẽ mang lại sự thịnh vượng về tài chính và sức khỏe. Quan điểm của Thần Học Thịnh Vượng có thể được tóm tắt như sau:
1. Thịnh vượng là ý muốn của Chúa (Phục 8:18; Thi 25:12,13; Giê 29:11; Giăng 10:10; Phi-líp 4:19; 3 Giăng 1:2; v.v...).
2. Đức tin là chìa khóa để được thịnh vượng. Đức tin phải thể hiện qua hành động như tuyên xưng bằng lời nói, cầu nguyện đúng cách, dâng hiến tiền bạc (Mác 11:22-24; Ma-la-chi 3:10).
3. Đức tin thể hiện qua “LờiĐứcTin” (Word of Faith). Theo Kenneth E.Hagin (1917–2003), “Lời Đức Tin” là Lời Chúa được nói ra (rhema). Bởi đức tin, những lời hứa của Chúa cần được “công bố” để trở thành hiện thực. Liên quan đến Lời Đức Tin là “Lời tuyên xưng tích cực” (positive confession), chỉ về việc sử dụng những lời nói lạc quan và tích cực (Mác 11:23; Rô-ma 10:17; Châm Ngôn 18:21, Mác 7:34; Giăng 11:42; Công Vụ 3:6, v.v...)
4. Thịnh vượng là dấu hiệu của đức tin. Sự thành công, giàu có, sức khoẻ, và thịnh vượng vật chất được coi là kết quả và dấu hiệu của người có đức tin (Phục Truyền 28:1-14).
5. Gieo để gặt.Với khái niệm “Đức tin hạt giống” (Seed-Faith), Oral Roberts tin rằng người dâng hiến tiền bạc, tức là gieo hạt giống, sẽ gặt được những phước lành của Chúa gấp bội, bao gồm tài chính, sức khoẻ, và thành công trên nhiều phương diện (Ma-la-chi 3:10; I Cô 9:6; Lu-ca 6:38, v.v...)
Ngoài việc trích dẫn và giải thích một số câu Kinh Thánh, các nhà Thần Học Thịnh Vượng cũng đưa ra một số quan điểm thần học theo hướng “thịnh vượng” sau đây:
Thần học sáng tạo (Creation Theology): Thần Học Thịnh Vượng cho rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời nên được hưởng sự giàu có trong thế giới vật chất mà Ngài sáng tạo.
Thần học giao ước (Covenant Theology): Dựa vào giao ước giữa Chúa và con dân Ngài (chẳng hạn giao ước Áp-ra-ham), Thần Học Thịnh Vượng giải thích rằng những ai giữ vững đức tin và tuân theo luật pháp của Chúa sẽ được Ngài ban phước lành về mọi mặt, bao gồm cả tài chính và sức khỏe, như một phần của giao ước. Cơ Đốc nhân cũng là con cháu Áp-ra-ham nên cũng nhận được lời hứa của Chúa cho Áp-ra-ham.
Thần học chuộc tội toàn diện (Comprehensive Atonement). Sự chuộc tội của Chúa Giê-xu không chỉ mang lại sự cứu rỗi linh hồn mà còn phục hồi mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả sự thịnh vượng vật chất và sức khỏe.
2) Nguồn gốc của Thần Học Thịnh Vượng
Thần Học Thịnh Vượng xuất hiện từ thế kỷ 19 trong các hệ phái Ngũ Tuần và Ân tứ (Pentacostal & Charismatic). Quan điểm của Thần Học Thịnh Vượng đã chịu ảnh hưởng từ những phong trào trước đó.
[....]
Xem toàn bộ bài viết tại: Đúc kết "Thần Học Thịnh Vượng"